Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế – Kim chỉ nam dẫn đường để đi trên vương đạo cuộc đời. Một lần, đi ăn ở quán chay, vô tình tôi thấy cuốn sách “Con đường đi đến thành công bằng sự tự tế”. Tôi thực sự bị cuốn hút bởi trang bìa in rất đơn giản và tinh tế đến lạ kỳ của nó, sau là ấn tượng bởi ba từ “sự tử tế”. Và tôi đã được chủ quán cho mượn về đọc.
Khi đọc xong cuốn sách này, tôi rất nể phục Inamori Kazuo, một nhà doanh nhân chân chính đang trăn trở trước những nhiễu nhương của xã hội Nhật Bản hiện đại trên con đường chạy để gìn giữ vị trí cường quốc kinh tế. Những trăn trở đó được ông kết nối với những lời di huấn của Saigo Takamori – đây là những tư tưởng làm người mẫu mực của một võ sĩ samurai chân chính bậc nhất nước Nhật thời Minh Trị Duy Tân để đúc kết thành “sự tử tế” khi đi trên vương đạo cuộc đời. Đây không phải là lý thuyết suông mà còn gồm những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại làm chứng minh…lấy chính câu chuyện kinh doanh của ông để làm rõ hơn “sự tử tế” mà con người Nhật Bản cần đi theo.
Inamori Kazuo khẳng định: “Nếu người đứng đầu đất nước luôn lấy ba đạo đức: trung hiếu, nhân nghĩa, giáo hóa làm lòng tin thì việc hiểu nha không còn khó. Chỉ cần chuyển thành câu chuyện một cá nhân phải sống sao cho đúng đạo làm người thì có thể giải quyết hết phân nửa các tranh chấp giữa các quốc gia. Không phải dùng mưu mô, đong đo lợi ích mà nói chuyện với nhau về một điểm chung là: Là người thì phải sống thế nào?
Tôi tin rằng nếu làm được vậy thì mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia không còn là giấc mơ.
Đọc xong cuốn sách này, tôi thật sự ngưỡng mộ bởi tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của 2 con người Nhật Bản. Mặc dù, họ thuộc 2 thế hệ khác nhau, cách nhau hàng trăm năm, nhưng những trăn trở của họ đối với vận mệnh của quốc gia thật đáng quý biết bao.
Saigo Takamori trăn trở trước những thay đổi của xã hội Nhật đương thời khi đương đầu với văn minh Âu – Mỹ
Inamori Kazuo trăn trở trước những nhiễu nhương của xã hội Nhật Bản hiện đại trên đường chạy gìn giữ vị trí cường quốc kinh tế.

Trong lời di huấn số 1, Saigo có viết: “Điều hành chính phủ quốc gia tức thay trời hành đạo, phải thuận theo tự nhiên, đất trời nên không được xen lẫn tư lợi dù chỉ một chút”. Inamori Kazuo đã đưa di huấn này vào trong điều hành công ty Kyocera, ông đã khẳng định rằng “người lãnh đạo là tập trung cho công ty dù có phải hy sinh quyền lợi bản thân”. Khi quyết định như vậy, Inamori Kazuo đã có “cảm giác như được Saigo vỗ lưng động viên: đúng như vậy đấy”….
Tất cả những điều đó được tác giả gói gọn trong Chương 1: VÔ TƯ. Tư tưởng VÔ TƯ này không phải là một tư tưởng sáo rỗng mà được Inamori Kazuo biến thành hành động khi ông quyết tâm thề với lòng mình một cách sắt đá rằng: “nhất định không để bà con ruột thịt kế tục, thậm chí không để họ hàng máu mủ đứng vào hàng ngũ lãnh đạo quyền lực”. Đọc đến đây, tôi thấy có một phần nào hình ảnh của nước Việt Nam trong đó.
Hiện nay, khi Việt Nam ta vẫn còn băn khoăn: “chọn người tài hay chọn người nhà” thì các nhà lãnh đạo Việt Nam hay những doanh nghiệp của chúng ta nên áp dụng tư tưởng “vô tư” trong chương 1 này vào để làm cho Việt Nam tư trở nên hùng cường, các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Bởi Inamori Kazuo đã viết : “Khi tư tâm của người lãnh đạo xuất hiện cũng là lúc công ty gặp khó khăn”.
Từng tư tưởng trong cuốn sách, tôi đều rất tâm đắc. Nhưng tôi vô cùng tâm đắc với tư tưởng “lợi tha”. Trong nhà Phật thì tư tưởng này là một vấn đề tối quan trọng. “Lợi” là lợi ích, “tha” là vì người khác. Lợi tha là làm những gì đó có lợi cho người khác và vật khác. Đây là một tư tưởng, một đức tính vô cùng khó thực hiện được, bởi trong mỗi con người ai trong chúng ta cũng có những ích kỷ, hẹp hòi riêng, luôn sống và lo cho bản thân. Để có đức tính này, cần có sự mài rũa vô cùng gian nan mới thành.
Inamori Kazuo cho rằng: “lợi tha là toa thuốc hiện đại”, “Không tự mãn với thành công, biết khiêm tốn, luôn tu thân lập chí, chiến thắng bản thân mới là con người vĩ đại thật sự”.
Điều này cũng trùng khới với điều di huấn thứ 26 của Saigo: “Nhất định không được làm những việc chỉ có lợi cho bản thân”.
Đọc “Con Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế”, bạn sẽ nhận ra hình ảnh đất nước, con người Việt Nam chúng ta ở đâu đó, với những trăn trở cho thời đại để đánh thức những khao khát, ngưỡng mộ về những gì con người Nhật Bản đạt được và lý giải rõ ràng, tại sao họ đạt được như vậy để từ đó thôi thúc mỗi chúng ta cần phải thay đổi, dám dấn thân trên con đường đầy chông gai của cuộc đời bởi “hưng suy của một quốc gia”. Mỗi con người Việt Nam cần phải thay đổi từ gốc, từ bản thân của mỗi con người, có như thế, chúng ta mới có thể góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn.
Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế – cuốn sách về triết lý kinh doanh, là một trong những cuốn sách đạt trong TOP 100 cuốn Best seller (bán chạy nhất) trên Fahasa và đứng thứ 17 trong Top 100 Bộ bán chạy nhất tháng này trên tiki, bạn có thể dễ dàng xem giới thiệu chi tiết từng chương tại đây.
CUỐN SÁCH HAY VÀ LỜI CẢM NHẬN SÂU SẮC QUÁ
Cảm ơn Bạn Thảo, đọc sách rất nhiều kiến thức hay, chia sẻ giúp mình nhớ lâu hơn mà, nên đọc được gì là chia sẻ ngay cho bản thân mình cũng như giúp được ai đó ^ ^
KHÂM PHỤC EM THẢO QUÁ. CHÚC MỪNG EM ĐÃ CHO CẢM NHẬN CUỐN SÁCH RẤT TUYỆT VỜI
Đọc sách lâu nay, bây giờ có cơ hội ghi lại và chia sẻ. Thấy ai đó comment cảm ơn hay góp ý là thấy vui lắm rồi ạ
BÀ BẦU TUYỆT VỜI
Yeah, cảm ơn chị Hồng Minh ủng hộ nhé, thêm động lực chia sẻ rất nhiều ạ
CUỐN SÁCH TUYỆT VỜI QUÁ
Vâng, cảm ơn Anh. Hãy tiếp tục đọc và theo dõi Sách Nên Đọc . Com cũng như bài viết của Thảo nhé
Các võ sĩ Samurai Nhật Bản cũng như con người Nhật Bản thực sự đáng khâm phục, tinh thần của họ thật kiên định, nói là làm, rất đẳng cấp
Vâng, Người Nhật từ xa xưa, tinh thần của họ rất là kiên cường, đáng học hỏi nhiều ạ
Đọc thấy tư duy khá nhiều nhưng cách tác giả diễn giải dể hiểu. Sách về kinh doanh nhưng thấy trong cuộc sống hàng ngày vẫn đúng
Cảm ơn Bạn, nhiều triết lý mang tính quy luật và đúng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống ạ
Thật hiếm những người thực hiện được vậy
Thời nào cũng có những người xuất sắc Bạn nhỉ